Từ lâu nhà thờ từ đường là một trong những công trình nhà truyền thống có ý nghĩa văn hóa tâm linh sâu sắc. Hôm nay hãy cùng nhà gỗ Phúc Lộc tìm hiểu về điều này từ bài viết sau đây.
1. Định nghĩa về nhà thờ từ đường
Công trình nhà thờ từ đường là một kiểu nhà chuyên dụng dành cho mục đích thờ cúng tổ tiên và dòng hoa. Đây là mẫu nhà phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Nếp nhà này xuất hiện từ lâu đời, có lẽ từ lúc xuất hiện những phong tục thờ cúng. Mỗi nhà từ đường đều có một dịp tế tự thường niên như: ngày dỗ ông thủy tổ, ngày giỗ chung của các vong linh người quá cố trong dòng tộc…
Nhà từ đường này thông thường sẽ được chia làm hai loại. Một là mẫu nhà thờ họ tư gia, chỉ dành cho một gia đình, do những người con ruột thịt góp tiền xây dựng và trưởng nam sẽ trụ trì và quyết định mọi việc. Hai là mẫu nhà thờ họ dòng tộc, kiểu nhà này được xây dựng do sự đóng góp của cả một dòng tộc lớn trong vùng như: dòng họ Lê, dòng họ Lý, dòng họ Nguyễn…
Video về mẫu thiết kế nhà thờ họ, từ đường
2. Ý nghĩa của nhà thờ từ đường trong nền văn hóa người Việt
Trong văn hóa của người Việt thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tín ngưỡng tốt đẹp. Và mẫu nhà thờ từ đường chính là một địa điểm lý tưởng được cha ông ta sáng tạo ra nhằm vào mục đích này. Ý nghĩa của nhà thờ từ đường trong nền văn hóa bao gồm:
- Nhà thờ họ không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là nơi giáo dục con cháu phải “ uống nước nhớ nguồn”. Nhớ về những công lao to lớn mà thế hệ đi trước đã gây dựng. Nhắc nhở con cháu trong tương lai phải sống có đạo đức và tốt đẹp hơn.
- Đây còn chính là nơi lưu giữ gia phả dòng họ và các nghi lễ tín ngưỡng, các kỷ vật quan trọng của nhiều đời trước để lại. Hơn nữa còn là nơi hàng năm con cháu sẽ thực hiện các nghi lễ cúng hay dỗ tổ.
- Nhà thờ từ đường còn là nơi tề tựu của con cháu ở phương xa. Là nơi gặp gỡ và họp mặt của mọi người trong những ngày lễ lớn. Nơi bàn bạc những công việc hệ trọng của một dòng họ.
3. Những chú ý khi thiết kế nhà thờ từ đường
Trên thực tế không có một quy mô nhất định trong việc xây dựng nhà thờ từ đường. Điều này tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và dòng họ khác nhau. Còn về kiến trúc thì vẫn sẽ là những mẫu nhà 3 gian, 5 gian, phần mái có thể thiết kế theo kiểu 2 mái, 4 mái khác nhau. Chất liệu xây dựng nhà từ đường có thể là gạch, xi măng. Nhưng hiện nay rất nhiều nhà từ đường sử dụng chất liệu gỗ cao cấp. Hơn nữa khi xây dựng mẫu nhà này cần phải lưu ý về mặt thiết kế như:
- Phần mái: Nên thiết kế theo đúng kiến trúc cổ truyền, với độ dốc vừa phải. Thiết kế thành 2 mái hoặc 4 mái, có thể sử dụng mái đao cong với sự kết hợp của họa tiết hình rồng, mặt nguyệt.
- Chú ý về hoa văn chạm khắc: Phải thể hiện được các ý nghĩa giáo dục con cháu và biểu trưng cho từng vùng miền khác nhau.
- Nên tham khảo trước về giá cả và cần phải được tư vấn thiết kế trên phần đất định xây dựng một cách hợp lý.
- Trước khi xây dựng nhà thờ từ đường cần xem phong thủy cẩn thận về hướng nhà, tâm nhà, hệ thống ánh sáng và bố trí bối cảnh xung quanh.
4. Giới thiệu đơn vị chuyên thi công và thiết kế nhà từ đường
Nhà gỗ Phúc Lộc là đơn vị chuyên thi công và thiết kế các dự án nhà gỗ cổ truyền. Trong đó, những công trình được xây dựng bao gồm: nhà thờ họ, nhà thờ từ đường, nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ sân vườn…Những công trình được Phúc Lộc xây dựng trải đều trên khắp các tỉnh thành cả nước như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang…
Ưu điểm mà nhà gỗ Phúc Lộc có được là sở hữu xưởng nhà gỗ có quy mô lớn, nhiều thợ Chàng Sơn giỏi, được trang bị máy móc hiện đại. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm nhà gỗ được ra đời đúng theo tiêu chuẩn và có tính thẩm mỹ cao nhất.
Nhà gỗ Phúc Lộc được thành lập bởi Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm. Người rất đam mê và có nhiều năm kinh nghiệm trong làm nhà gỗ cổ truyền. Đây cũng chính là chuyên gia sẽ tư vấn cho quý vị những điều mà quý vị cần khi thiết kế và xây dựng một căn nhà gỗ cổ truyền.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Xem thêm những video về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ