Lựa chọn gỗ là một trong những công đoạn hết sức quan trọng khi làm nhà gỗ truyền thống. Vậy đâu là loại gỗ tốt và bền đẹp với thời gian. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
1. Khái quát chung về nhà gỗ cổ truyền
Nhà gỗ truyền thống hay còn có cái tên gọi khác là nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Được phân bố chủ yếu ở các làng quê của đồng bằng Bắc Bộ. Là một trong những nét kiến trúc đặc trưng thể hiện được văn hóa của người dân nơi đây. Nhà gỗ truyền thống với công năng là nơi để ở đồng thời cũng là nơi để thờ cúng tâm linh.
Mẫu nhà gỗ truyền thống được chia thành các gian, chái. Thường là số lẻ 3 gian, 5 gian, 7 gian. Các gian không có vách ngăn tạo nên sự thông thoáng, gắn kết với các thành viên trong gia đình. Mẫu nhà này được được kết cấu bởi những cấu kiện như: cột, xà, kẻ, dầm, dui, câu đầu, thượng lương, con rường…
Video lắp dựng nhà gỗ xoan 3 gian kết hợp gỗ lim
2. Những loại gỗ làm nhà truyền thống tốt và đẹp nhất
Gỗ là một tài nguyên quý giá có giá trị kinh tế cao. Vậy nên làm một căn nhà gỗ cổ truyền gia chủ cần hết sức cân nhắc và lựa chọn kỹ càng. Trong nền kiến trúc thì những loại gỗ sau đây sẽ là chất liệu được sử dụng nhiều nhất. Bởi độ tốt và bền bỉ đã được kiểm chứng trong thực tế.
-
Gỗ lim
Là một trong những loại gỗ tứ thiết quý hiếm có độ rắn chắc cao. Trong thời xưa chỉ có vua chúa và quan lại giàu có mới có thể sử dụng loại gỗ này. Lim có nhiều loại khác nhau như: lim xanh, lim tali (Nam Phi), lim Lào…Ưu điểm của gỗ lim là có độ bền tốt tuổi tho cao, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, thớ gỗ mịn, màu của gỗ lim là tông màu trầm ấm và sang trọng. Rất thích hợp trong làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Trên thực tế hiện nay thì đây chính là loại gỗ được sử dụng nhiều nhất để làm nhà gỗ cổ truyền.
-
Gỗ mít
Khắc nhắc đến gỗ mít thì rất nhiều người thường nghĩ đến đây là một trong những loại cây ăn quả. Tuy nhiên, gỗ mít còn là một trong những dòng gỗ tốt để làm nhà gỗ truyền thống. Loại gỗ mít có màu vàng sáng, có tính chất cơ lý ổn định, ít bị cong vênh và mối mọt. Mùi hương thơm của gỗ mít khiến người sống trong căn nhà trở nên dễ chịu. Vậy nên đây chắc chắn sẽ là loại gỗ ưa chuộng trong làm nhà gỗ cổ truyền.
-
Gỗ xoan
Khi nói đến chất liệu làm nhà gỗ tốt nhất thì không thể không kể đến gỗ xoan. Đây là loại gỗ có giá thành phải chăng nhất trong các loại gỗ. Gỗ xoan rất thân thuộc với người dân của Việt Nam . Ưu điểm lớn nhất của gỗ xoan là vân gỗ đẹp, chất gỗ lành, màu sắc dịu mắt. Bên cạnh đó thì khi làm nhà gỗ xoan luôn được sơ chế cẩn thận để tránh mối mọt và nấm mốc. Công trình nhà gỗ xoan cổ truyền đã có rất nhiều trong thực tế.
-
Gỗ gõ đỏ
Gõ đỏ là một loại gỗ cũng được sử dụng nhiều trong làm nhà gỗ cổ truyền. Đặc điểm của gỗ gõ đỏ là có tính chịu lực cao, chịu được va đập và hơn nữa chống chịu nước tốt. Thớ gỗ mịn dùng rất bền với thời gian. Vân gỗ gõ đỏ thường đẹp và lạ, tạo nên các đường nét cho ngôi nhà cổ truyền. Vậy nên rất nhiều gia đình chọn gõ đỏ làm ngôi nhà mơ ước cho mình.
3. Giới thiệu về đơn vị chuyên thi công và lắp dựng nhà gỗ cổ truyền
Nhà gỗ Phúc Lộc là một đơn vị đi đầu trong việc thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền. Những dự án mà cơ sở chúng tôi thực hiện có nhiều khắp cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Phú Yên…Những công trình được thực hiện bao gồm: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ sân vườn, đình chùa, từ đường, nhà thờ họ…
Được sự dẫn dắt bởi Thạc sĩ kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm. Người có đam mê lớn và sinh ra từ làng nghề làm mộc cổ truyền. Ngoài ra, còn có kiến thức sâu rộng về kiến thức làm nhà gỗ cổ truyền. Sẽ giúp quý vị giải đáp những thắc mắc khi làm nhà gỗ từ: bố trí mặt bằng, chất liệu làm nhà, bố trí nội thất, công trình phụ…
Khi đến với nhà gỗ Phúc Lộc quý vị sẽ được trực tiếp tham quan xưởng và nhà mẫu. Ưu điểm lớn của nhà gỗ Phúc Lộc là có đội ngũ thợ Chàng Sơn có kinh nghiệm, được trang bị hệ thống máy móc đầy đủ, hiện đại.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Xem thêm những video hay về nhà gỗ Bắc Bộ
>Xem thêm nét đặt sắc của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ