Nghi lễ cất nóc trong ngôi nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói nói riêng và những công trình nhà ở khác nói chung là một nghi lễ không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với gia chủ. Vậy nghi lễ này có ý nghĩa gì trong việc làm nhà và gia chủ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Lễ cất nóc nhà 5 gian 2 buồng gói
Lễ cất nóc nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói là gì?
Lễ cất nóc nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói còn có một tên gọi khác là lễ Thượng Lương. Về nguồn gốc cái tên Thượng lương “Thượng” có nghĩa là Trên còn “Lương” có nghĩa là Xà nhà trong tiếng Hán. Trong ngôi nhà cổ truyền, tổ chức lễ cất nóc/ thượng lương tức là hành động gác thanh nóc lên trên vị trí nóc nhà của nó.
Nghi lễ này là một nghi lễ cổ du nhập vào nước ta và trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi lễ làm nhà ở. Không chỉ có những công trình nhà cổ truyền, nhà hiện đại ngày nay khi xây dựng cũng sẽ tổ chức buổi lễ cất nóc.
Ý nghĩa buổi lễ cất nóc
Buổi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền hàm chứa trong đó rất nhiều ý nghĩa khác nhau như:
Lễ cất nóc nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói báo cáo với thần linh
Theo quan niệm của người Việt, khi làm một chuyện đại sự nào đó mà báo cáo với thần linh, tổ tiên sẽ được thần linh phù hộ cho công việc diễn ra suôn sẻ.
Ta có thấy quan niệm này được mọi người thực hiện rất nhiều trong đời sống như: trước đi thi sẽ thờ cúng tổ tiên, lúc dựng vợ gả chồng thắp hương báo cáo gia tiên, hay đi làm ăn xa cũng sẽ báo cáo với thần linh…. Chính vì vậy một chuyện hệ trọng như xây nhà dựng cửa bắt buộc phải tổ chức nghi lễ này.
Cầu mong cho gia đình sống trong căn nhà mới được may mắn
Nghi lễ có một ý nghĩa quan trọng hơn đó chính là cầu mong cho gia đình khi dọn vào sống trong căn nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói mới xây được bình an, làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn. Bởi có “an cư” mới “lạc nghiệp”. Đây cũng là mong ước của rất nhiều gia chủ.
Cầu cho mọi người tham gia buổi lễ nhận được nhiều lộc
Trong nghi lễ cất nóc, có một nghi thức nhỏ đó chính là tán lộc. Tức gia chủ sẽ tự tay cởi tấm vải đỏ, bóc lấy thanh nóc có chứa tiền bên trong. Khi cởi vải, tiền sẽ rơi xuống để người dưới nhặt là nghi thức tán lộc. Việc này có ý nghĩa cầu mong cho mọi người tham dự buổi lệ đều gặp nhiều may mắn, tiền tài trong cuộc sống.
Lễ cất nóc đánh dấu bước tiến mới trong làm nhà
Thời gian tổ chức buổi lễ cất nóc sẽ diễn ra vào giai đoạn công trình đang hoàn thiện được 90%. Việc tổ chức lễ cất nóc là một cách đánh dấu công trình sắp đi vào giai đoạn hoàn thiện. Đối với ngôi nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói, sau khi cất nóc xong sẽ thi công nốt phần mái nhà.
Cất nóc nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói cần lưu ý những gì?
Để buổi lễ linh thiêng này được diễn ra một cách trang trọng và suôn sẻ, gia chủ cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Lựa chọn thời điểm đẹp: ngày, giờ, tháng, đẹp để tổ chức lễ cất nóc. Phải xem ngày đó có hợp với cung mệnh của gia chủ hay không để tổ chức buổi lễ linh thiêng này.
- Theo dõi thời tiết để tránh những ngày thời tiết xấu: Vì lễ cất nóc nhà gỗ diễn ra ở bên ngoài. Chính vì vậy, cần phải xem xét kỹ lưỡng thời tiết sẽ ra sao. Nếu gặp vào những ngày mưa gió nên hoãn lại để tìm một ngày đẹp khác.
- Vật phẩm cúng lễ phải tươm tất: Lựa chọn hoa quả đẹp, tươi để bày lên mâm cúng. Mâm cúng phải được bày gọn gàng.
Trên đây là ý nghĩa quan trọng của lễ cất nóc nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói. Quý vị hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích trong ngôi nhà gỗ cổ truyền.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp