Là công trình được nhiều người lựa chọn và yêu thích hiện nay. Mẫu nhà gỗ 3 gian 2 dĩ là mảnh đất màu mỡ cho nhiều kiến trúc sư thỏa sức sáng tạo. Hôm nay ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu công trình thực tế nhà gỗ lim 3 gian 2 dĩ tại Quảng Ninh. Đây là dự án được xây dựng với mục đích là thờ cúng.
Tìm hiểu sơ lược về nhà gỗ lim 3 gian 2 dĩ
Nằm trong hệ thống các căn nhà gỗ cổ truyền. Mẫu nhà gỗ 3 gian 2 dĩ được đánh giá là sự sáng tạo để phù hợp với nhu cầu của thời đại. So với những mẫu nhà khác thì kiểu nhà này được đặc biệt là rộng hơn đôi chút khi cơi nới thêm phần dĩ. Mục đích là tăng thêm diện tích và giúp căn nhà trở nên thông thoáng hơn.
So với kết cấu thì nhà gỗ 3 gian 2 dĩ không có nhiều thay đổi lớn. Chất liệu sử dụng chính vẫn là gỗ tự nhiên, kết hợp một số loại gạch công nghiệp. Với 3 gian phòng, mỗi gian được khai thác triệt để tối đa chức năng của mình.
Video về nhà gỗ lim 3 gian 2 dĩ cổ truyền
Những ưu điểm và hạn chế khi lựa chọn gỗ lim làm nhà cổ truyền
Từ xa xưa chúng ta đã được biết đến gỗ lim là một trong những loại gỗ thuộc dòng cao cấp. Loại gỗ này sở hữu nhiều ưu điểm tốt và có khá ít những hạn chế.
- Ưu điểm: Gỗ lim thuộc dòng gỗ quý hiếm, có độ bền tốt và tuổi thọ lâu năm. Đặc tính của gỗ lim là chắc, nặng, thích hợp cho việc xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Vân mây trên gỗ lim đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Màu sắc gỗ lim là điều mà nhiều người yêu thích, với nhiều tông màu khác nhau từ tông màu trầm ấm của vàng cho đến sang trọng của nâu. Đặc biệt gỗ lim còn có khả năng cách nhiệt, chịu áp lực của thời tiết như nắng mưa.
- Nhược điểm: Không nên ngâm gỗ lim lâu trong bùn bởi như vậy gỗ sẽ chuyển sang màu đen và mất tính thẩm mỹ. Trọng lượng gỗ lim lớn ảnh hưởng đến quá trình di chuyển trong quá trình gia công.
Bên ngoài nhà gỗ cổ truyền
- Căn nhà gỗ 3 gian 2 dĩ có độ dốc mái vừa phải. Phần mái được lợp ngói ta thủ công, bao gồm 3 bậc tam cấp, gạch nền hiên có tông màu giống gỗ tạo sự đồng điệu. Căn nhà gỗ có phần sân rộng được lát gạch đỏ bát tràng.
- Phần kẻ hiện được chạm khắc nhiều hoa văn đẹp mắt, các đường nét đục chạm uyển chuyển. Khung song ô thoáng được thiết kế theo kiểu cổ điển.
- Cửa bức bàn của nhà gỗ được đục pano rỗng ở bên trên và kết hợp lắp thêm một lớp kính ngăn bụi. Bên dưới cánh cửa được đục chạm nhiều bức tranh đó là hoa sen.
Bên trong nhà gỗ cổ truyền
- Căn nhà được xây dựng với mục đích làm không gian thờ cúng là chính. Vậy nên bên trong nhà được thiết kế khá gọn gàng. Tường bao quanh được làm theo kiểu hiện đại với gạch, vữa, xi măng. Căn nhà được thiết kế khá nhiều cửa sổ và khung song ô thoáng. Đặc biệt là phần dĩ của căn nhà sẽ làm phần tường nổi bật hơn.
- Gian chính giữa được bày án gian, để thờ phật và các vị thần linh khác. Ở gian này còn có hoành phi câu đối, hầu hết trên các cấu kiện được dát vàng, tạo điểm sáng cho ngôi nhà.
Hình ảnh thực tế của nhà gỗ 3 gian 2 dĩ tại Quảng Ninh
Giới thiệu đơn vị chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
Là một trong những đơn vị chuyên thi công và thiết kế các căn nhà gỗ cổ truyền. Nhà gỗ Phúc Lộc sẽ là người cùng quý vị đồng hành xây dựng nên những sản phẩm nhà gỗ như mong muốn. Vậy nên còn chần chừ gì nữa mà không nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi. Các dự án Phúc Lộc thực hiện bao gồm: nhà gỗ sân vườn, nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ họ, đình chùa, từ đường, các quần thể nhà gỗ với quy mô rộng.
Nằm dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm. Người sinh ra từ làng nghề nhà gỗ Chàng Sơn, luôn đam mê sâu sắc với nhà gỗ cổ truyền. Đây là người có kinh nghiệm lâu năm và kiến thức sâu rộng về nhà gỗ cổ truyền.
Thợ Chàng Sơn luôn được công nhận và đánh giá cao trong nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Đây là những người thợ đã tạo nên các công trình nhà gỗ nổi tiếng có giá trị cao như: 18 vị La Hán chùa Tây Phương, Văn Miếu Quốc Tử Giám, công trình Thủy Đình của bảo tàng dân tộc học.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Xem thêm những video thú vị về nhà gỗ Bắc Bộ