Khác với những ngôi nhà bình thường, kết cấu nhà gỗ cổ truyền có phần phức tạp hơn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị về cấu trúc cũng như điểm khác nhau qua từng cấu kiện của nhà gỗ Bắc, Trung, Nam. Từ đó, chúng ta có thể hiểu hơn về giá trị của nét đẹp kiến trúc xưa.
Giới thiệu về nhà gỗ truyền thống
Nhà gỗ truyền thống không chỉ đơn thuần là một ngôi nhà, mà còn là biểu tượng của sự kết nối sâu sắc giữa con người, văn hóa và môi trường. Kết cấu nhà gỗ được gây dựng từ các thanh gỗ ngang và dọc ghép với nhau một cách chắc chắn. Nhà gỗ có không gian mở, linh hoạt và thông thoáng rất phù hợp làm nhà thờ họ – nơi kết nối giữa con cháu và tổ tiên.
Kết cấu nhà gỗ cổ truyền
Một căn nhà bằng gỗ chắc hẳn gây ấn tượng với nhiều người nhưng kết cấu nhà gỗ còn làm chúng ta ngạc nhiên nhiều hơn vì nó có những cấu kiện khá đặc biệt.
Cấu kiện của nhà gỗ nói chung
-
Mái nhà
Kết cấu nhà gỗ cổ truyền có dốc mái nhà thẳng được đỡ bởi các thanh dầm và chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, một số nhà còn có góc mái cong tạo sự mềm mại và thanh thoát. Ở những ngôi nhà Bắc Bộ thường sử dụng ngói đỏ hoặc ngói vảy rồng. Một số nhà ở Nam Bộ sẽ được lợp thêm lá dừa phơi khô đại diện cho vùng sông nước. Nhà gỗ có số mái đa dạng lần lượt là 2, 4 hoặc 8 mái.
-
Hệ thống cột
Cột nhà là nét đặc trưng bậc nhất trong kết cấu nhà gỗ. Trong hệ thống cột còn được chia thành cột cái(cột to nhất), cột con(cột quân), cột hiên và cột hậu. Mỗi cột đều làm nhiệm vụ nâng đỡ ngôi nhà, cùng nhau tạo nên một công trình chắc chắn. Số cột khá đa dạng thường được tính theo số chẵn như 8, 12, 14,..20, 32 thậm chí lên tới 56 cột ở những ngôi nhà gỗ Nam Bộ hoặc nhà rường Huế.
-
Dầm nhà
Dầm hay “xà nhà” là các thanh gỗ có hình chữ “L” hoặc “T” dùng để liên kết và nâng đỡ các bộ phận trong ngôi nhà góp phần tạo nên khung nhà gỗ hoàn chỉnh.
Đặc điểm kết cấu nhà gỗ theo vùng miền
Bên trên chúng tôi đã sơ lược về một số bộ phận của ngôi nhà gỗ nói chung. Nhưng mỗi miền mỗi văn hóa và đặc điểm địa lý khác nhau vì vậy kết cấu nhà gỗ cũng khác nhau, chính những sự khác biệt đó đã làm nổi bật sự đa dạng về văn hóa cũng như sức sáng tạo của người Việt.
Kết cấu nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ
Nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ là một phần không thể thiếu trong bức tranh kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Dưới đây là những cấu kiện chính trong kết cấu nhà gỗ kẻ truyền.
-
Hệ thống cột trong nhà gỗ kẻ truyền
Cột nhà là phần quan trọng bậc nhất trong kết cấu nhà gỗ, chúng có nhiệm vụ trong việc chịu tải trọng của mái nhà giúp nâng đỡ ngôi nhà. Hệ thống cột trong nhà gỗ kẻ truyền gồm:
- Cột cái: Cột chính của nhà được đặt ở vị trí hai đầu nhịp chính giúp tạo chiều sâu cho gian giữa. Cột cái có kích thước to hơn các cột khác.
- Cột con (cột quân): Cột con thấp hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác nhau về chiều cao giữa cột cái và cột con từ đó tạo ra độ dốc của mái nhà. Để nối cột con với cột cái chúng ta dùng xà nách.
- Cột hiên: Nằm ở phía hiên nhà và chiều cao thấp hơn cột con.
- Cột hậu: Có vị trí ở phía sau nhà, có chức năng nâng đỡ và chịu lực phần mái nhà.
- Mái nhà trong kết cấu nhà gỗ kẻ truyền
Các cấu kiện có để tạo nên hệ thống mái trong kết cấu nhà gỗ bao gồm:
- Hoành: Còn gọi là hoành là các thanh được đặt nằm ngang, vuông góc với khung nhà và có tác dụng đỡ phần mái.
- Rui: Là dầm phụ nhỏ hơn hoành chính đặt dọc theo chiều dốc mái gối lên hệ thống hoành.
- Mè: Có kích thước nhỏ nhất, đặt trực giao với dui song song với hoành gối lên hệ dui. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – dui – mè nhằm phân nhỏ nhịp.
- Ngói lợp: Đối với nhà gỗ kẻ truyền một số loại ngói được sử dụng để lợp trên mái nhà cổ là: ngói ta nung thủ công, ngói âm dương, ngói mũi hài…Các loại ngói này có đặc điểm là cách nhiệt tốt, giúp căn nhà mát mẻ hơn vào mùa hạ.
-
Các chi tiết khác: cửa bức bàn, con tiện,…
Để có một bản kết cấu nhà gỗ kẻ truyền hoàn chỉnh thì không thể thiếu những chi tiết như cửa bức bàn được trạm trổ “tùng-cúc-trúc-mai” hoặc “đào-lê-thủ-lựu”. Ngoài ra trong kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ không thể thiếu bộ phận: câu đầu, thượng lương. Tất cả các bộ phận khác nhau sẽ có vai trò khác nhau nhưng lại phối hợp một cách ăn khớp với nhau tạo ra một tổng thể không gian hoàn hảo.
Kết cấu nhà gỗ Nam Bộ
Nhà gỗ Nam Bộ thường phổ biến ở các vùng miền Tây như: An Giang, Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Bến Tre. Ngoài các loại gỗ mít hoặc gỗ lim,… người miền Tây lấy chính chất liệu quen thuộc nhất với họ đó là gỗ dừa(thân cây dừa) để làm nhà. Không những vậy kết cấu nhà gỗ Nam Bộ còn một vài điểm đặc biệt như:
-
Phần Mái
Khác với nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ, kết cấu nhà gỗ Nam Bộ có phần mái lợp thêm lá dừa đã phơi khô đại diện cho nét đặc trưng sông nước.
-
Các hoa văn chạm khắc
Nhà gỗ Nam bộ thường tập trung đến cấu trúc nhà và loại gỗ nên hoa văn chạm khắc của họ cũng đơn giản hơn, chủ yếu là khắc chữ Nôm, chữ Hán. Đặc biệt bàn ghế, tủ thờ đều được khảm sà cừ.
Kết cấu nhà rường Huế
Nhà rường Huế có kết cấu khá giống nhà gỗ Nam bộ với thiết kế cấu trúc theo mô hình chữ Đinh, chữ Khẩu. Nhà rường Huế có mái dốc cùng độ dốc lớn giúp thoát nước mưa tốt, giúp chống chọi với thời tiết thường xuyên mưa bão mỗi năm ở Huế.
Tuy mỗi miền có những đặc điểm riêng, nhưng kết cấu nhà gỗ ở Việt Nam cùng mang trong mình sự đa dạng, độc đáo và sâu sắc của văn hóa, phong tục và điều kiện tự nhiên. Dù quý vị là người con của miền nào cũng đừng ngần ngại liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn thêm về mẫu nhà gỗ cổ truyền mà bạn mong muốn.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những công trình nhà gỗ 5 gian