Chạm khắc là gì và hoa văn được đục chạm trên các cấu kiện được thể hiện như thế nào? Đây là những thắc mắc được nhiều gia chủ quan tâm khi làm nhà gỗ kẻ truyền. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc và những nét đặc sắc về hoa văn được đục chạm trong bài viết sau.
Hoàn thiện nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói
Chạm khắc là gì?

Với câu hỏi chạm khắc là gì, đây là nghệ thuật được bắt nguồn từ điêu khắc. Trong đó: “Điêu” là chạm khắc, chạm trổ và được gọi chung là điêu. Người nghệ nhân sẽ dùng dao để đục, vạch hoặc đâm vào vật gì đó thì được gọi là khắc.
Chạm khắc hoặc điêu khắc có nghĩa là, sử dụng dụng cụ kim khí cứng để tác động vào chất liệu cứng như gỗ để tạo hình những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Người nghệ nhân sẽ sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình kết hợp với các dụng cụ chuyên dụng để khắc hoặc mài phần thừa theo ý tưởng. Từ đó tạo nên những đường nét mềm mại, tinh xảo và các chi tiết uốn lượn sống động.

Hoa văn được đục chạm trong nhà gỗ kẻ truyền
Sau khi biết được chạm khắc là gì, quý gia chủ có thể tìm hiểu thêm về những hoa văn được đục chạm trong nhà gỗ kẻ truyền. Trong đó phải kể tới những hoa văn đục chạm tinh xảo như:
Hoa văn tứ linh
Nghệ thuật chạm khắc gỗ trên các công trình nhà gỗ truyền thống được thể hiện qua con giống và phổ biến đó là hoa văn tứ linh. Đặc điểm của hoa văn tứ linh thể hiện bằng đường nét uốn lượng tinh xảo và thường được đục chạm trên nội thất đồ thờ như: câu đối, bàn thờ, bức hoành phi…
- Long (Rồng): Đại diện cho sức mạnh vô song và vương quyền. Khi trang trí nhà gỗ hay bàn thờ tổ tiên, hình ảnh Rồng được chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ. Điều đó được thể hiện rõ nét qua các chi tiết: trán cao, râu dài, mũi, mắt to, miệng rộng, trên đầu có cặp sừng sắc nhọn…
- Ly (Kỳ Lân): Trong khi Rồng là vua, thì Kỳ Lân là Thái Tử có đôi mắt tròn, miệng ngậm ngọc và dạng mình hươu. Thể hiện cho sự thông thái, lòng nhân từ và hiền hậu, đại diện cho may mắn, tốt lành.
- Quy (Rùa): Loài vật trong tứ linh tượng trưng cho đất và trời, với hình ảnh mai rùa như bầu trời.
- Phụng (Phượng Hoàng): Loài vật được tôn vinh là chúa của các loài chim. Phượng Hoàng được sinh ra từ mặt trời và lửa thiêng, hình ảnh cho sự phúc lộc, hiền đức. Trong tứ linh chim Phượng Hoàng đại diện cho sự vĩnh cửu và ngọn lửa linh thiêng.


Hoa văn tứ quý
Khi tìm hiểu chạm khắc là gì không thể bỏ qua hoa văn tứ quý, mẫu hoa văn về phong cảnh được sử dụng phổ biến trong trang trí nhà từ đường hay nhà gỗ cổ truyền. Hình ảnh hoa văn tứ quý được nhân cách hoá mang tới sự mới mẻ và lòng nhiệt huyết. Trong đó chủ đạo là bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai.
Ý nghĩa của hoa văn tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai) thể hiện 4 loài cây và loài hoa, biểu tượng cho 4 mùa trong năm.
- Cây tùng: Đại diện cho mùa Đông với ý nghĩa sức sống mãnh liệt và có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cây tùng biểu tượng cho sự trường thọ, vĩnh cửu và mang tới bình yên cho gia chủ.
- Hoa cúc: Biểu tượng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào và mang tới nguồn năng lượng tích cực cũng như may mắn trong cuộc sống.
- Cây trúc: Đại diện cho mùa hạ với ý nghĩa biểu tượng cho tính kiên cường và tài lộc.
- Hoa mai: Biểu tượng cho mùa xuân, tượng trưng cho sự thanh khiết, vinh hiển cao sang và khi thấy mai nảy lộc như báo hiệu mùa xuân về với nhiều tấn lộc, tấn tài.
Hoa văn tứ quý thường được chạm khắc trên: cuốn thư, hoành phi, cửa võng, bàn ghế gỗ, tủ chè, sập thờ, tranh gỗ…


Ý nghĩa của các hoa văn trong chạm khắc nhà cổ
Cùng với thắc mắc chạm khắc là gì, nhiều gia chủ cũng quan tâm về ý nghĩa của hoa văn trong nghệ thuật chạm khắc. Hoa văn được chạm khắc nhà gỗ không chỉ mang giá trị về thẩm mỹ, mà còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, văn hoá và triết lý nhân sinh. Xin mời quý vị cùng tìm hiểu dưới đây:
- Ý nghĩa trang trí: Hoa văn được đục chạm trên các cấu kiện như: vì, xà, kèo, cột… sinh động và mềm mại trang trí và giúp cho ngôi nhà có tính thẩm mỹ hơn.
- Thể hiện ước vọng và niềm tin: Những hoa văn được chạm khắc thường mang ý nghĩa biểu tượng và gắn liền với ước nguyện của gia chủ.
- Sự tôn kính với tổ tiên: Các chi tiết chạm khắc trên nhà gỗ, đặc biệt là nhà thờ mang ý nghĩa về lòng kính trọng, biết ơn với tổ tiên, thần linh thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
- Ý nghĩa về phong thuỷ: Hoa văn được chạm khắc trên các cấu kiện nhà gỗ còn điều hoà âm dương, thu hút vượng khí và bảo vệ gia chủ.
- Thể hiện sự tài hoa của người nghệ nhân: Từng hoa văn được chạm khắc trên kiến trúc nhà gỗ còn thể hiện được sự tài hoa và khéo léo của người nghệ nhân. Cũng như phản ánh được trình độ chạm khắc qua các thời kỳ của lịch sử nước nhà.
Xem thêm: Cách chọn gạch lát nền nhà gỗ: Đẹp – Bền – Sang
Tìm hiểu chạm khắc là gì? sẽ giúp quý gia chủ hiểu rõ hơn về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền và có sự lựa chọn phù hợp. Mọi thông tin cần tư vấn làm nhà gỗ truyền thống, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được đội ngũ kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm hỗ trợ tận tình nhất.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những công trình nhà gỗ 5 gian