Đồng trụ là vật linh thiêng trong mẫu nhà thờ cổ truyền. Đồng trụ làm thành 1 cặp tọa hai bên căn nhà thờ tựa như hai vị thần gác cổng, giữ cho không gian nhà thờ thanh tịnh, trong sạch. Điều đầu tiên chúng ta cảm nhận khi thấy đôi cột đồng trụ đó là vẻ đẹp của sự uy nghi và truyền thống. Vẻ đẹp này được hợp thành từ những nét hoa văn đục chạm giàu ý nghĩa trên thân cột.
Nhà thờ Nguyễn Đình tại Việt Yên – Bắc Giang
Cấu tạo đôi cột đồng trụ trong mẫu nhà thờ
Đồng trụ được cấu tạo từ 3 phần:
- Chân cột: Chân cột đồng trụ làm xòe ra và rộng hơn thân. Thân cột làm vững chãi để đỡ lấy phần thân và đầu ở phía trên.
- Thân cột: Thân cột đồng trụ làm theo kiểu hình trụ chữ nhật, 4 mặt đục câu đối và khảm sứ rất đẹp mắt.
- Đầu cột: Đồng cột đồng trụ được làm rất tinh tế với hình ảnh long phụng tạo sự sang trọng và uy nghiêm cho không gian thờ.
Đồng trụ thường được làm bằng đá tảng nguyên khối. Chất liệu này đảm bảo sự bền bỉ, trường tồn của đồng trụ theo thời gian. Ở một số căn nhà thờ, còn lựa chọn bê tông để làm đồng trụ để tiết kiệm chi phí.
Hoa văn đắp vẽ trên cột đồng trụ
Vừa là vật trấn phong thủy trong mẫu nhà thờ, vừa là vật đem lại giá trị thẩm mỹ cho công trình. Đồng trụ mang đến vẻ đẹp thanh thoát, sang trọng và cổ truyền với những nét hoa văn đục chạm, đắp vẽ đặc sắc.
Hoa văn đắp vẽ trên chân cột đồng trụ mẫu nhà thờ
Phần chân cột đồng trụ thường phổ biến với hoa văn lá vĩ long ôm lấy cân cột. Cánh vĩ long mềm mại, tạc uyển chuyển trên đá rất sinh động. Kết hợp với hình ảnh lá vĩ long còn có hình mây, cánh sen đặc sắc.
Trong văn hóa phương Đông, lá vĩ long với hình dáng đẹp thường được sử dụng phổ biến trong trang trí, đục chạm, đắp vẽ. Bởi họa tiết này còn có ý nghĩa thể hiện sự sinh trưởng tươi tốt và sức sống mãnh liệt.
Hoa văn trên thân cột đồng trụ
Nổi bật trên thân cột đồng trụ là hàng câu đối được viết bằng chữ Hán Nôm. Ý nghĩa của hàng chữ sẽ tùy vào sở thích và ý muốn của gia chủ. Tuy vậy, mỗi câu đối đều hướng đến ca ngợi công đức của tổ tiên, hay răn dạy con cháu đời sau.
Với những mẫu cột động trụ bằng bê tông, viền xung quanh câu đối là những mảnh sứ, xếp lại với nhau. Màu sắc và họa tiết trên sứ tạo thành một đường viên đậm chất cổ truyền trên thân cột đồng trụ.
Câu đối sẽ được khắc cả 4 mặt. Tuy vậy cũng có một số cột đồng trụ chỉ khắc câu đối 1 mặt. Mặt còn lại đục hoa văn tứ quý như: đục cây tùng, cây mai, cây cúc…
Hoa văn trên đầu cột đồng trụ
Có lẽ đặc sắc nhất của đôi đồng trụ trong mẫu nhà thờ đó chính là phần đục chạm ở đầu cột. Đồng cột được đục với hình ảnh con phượng và con rồng tạo sự quyền quý, sang trọng cho không gian. Đây đều là những loài vật linh thiêng trong truyền thuyết, biểu tượng cho sức mạnh và sự may mắn.
Ngoài ra, đầu cột còn đục chạm hoa văn cây tùng. Biểu tượng của cây tùng là sự vững chãi, vĩnh cửu. Điều này có ý nghĩa thể hiện sự hưng thịnh của dòng họ là mãi mãi.
Có thể thấy, vẻ đẹp của cột đồng trụ trong mẫu nhà thờ cổ truyền là sự tổng hòa giữa những nét hoa văn đục chạm tỉ mỉ từ đỉnh đến chân cột. Mỗi hoa văn lại có những ý nghĩa khác nhau, không chỉ đem lại vẻ đẹp cho tổng thể mà còn gửi gắm trong đó mong cầu của con người đến cuộc sống.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp